"Bay màu" lãi suất 6%
Từ đầu tháng 12,ãisuấttiếtkiệmxuốngthấpliệucógiảmnữahaykhôsex trung quốc các ngân hàng thương mại nhà nước như Vietcombank, BIDV, Vietinbank và Agribank chỉ còn huy động tiền gửi tiết kiệm với lãi suất từ 2,4%/năm đến 5,3%/năm đối với kỳ hạn từ 1 - 12 tháng. Ở các ngân hàng thương mại khác, lãi suất tiền đồng của lao dốc và hầu như không còn cách xa quá nhiều so với các nhà băng nói trên. Chẳng hạn, đối với kỳ hạn 1 - 12 tháng, Techcombank đang huy động tiền gửi với lãi suất từ 3,4% - 5,2%/năm; MB huy động từ 3,2% - 5,1%/năm…
Thậm chí như Sacombank, các kỳ hạn gửi tiền dài hơi cũng lao dốc xuống dưới 5%/năm như người gửi tiền kỳ hạn 9 tháng còn 4,75%/năm; 12 tháng còn 4,8%/năm. Hoặc SHB vốn thường nằm trong nhóm những nhà băng có lãi suất huy động cao cũng thông báo điều chỉnh giảm thêm từ 1.12, đưa lãi suất tiền gửi xuống dưới 6%/năm. Theo đó, SHB chỉ còn mức lãi suất cao nhất là 5,95%/năm dành cho khách hàng gửi kỳ hạn 12 tháng, kỳ hạn 6 tháng xuống 5,45%/năm, kỳ hạn 4 tháng còn 4,55%/năm...
Nếu so với cuối năm 2020 - thời điểm cũng được xem là lãi suất ở mức thấp so với các năm trước đó - thì hiện lãi suất tiết kiệm đã giảm sâu. Cụ thể, vào cuối năm 2020, lãi suất cho người gửi tiền kỳ hạn 1 năm dao động từ 6,5 - 7%/năm thì đến nay đa phần chỉ còn xoay quanh 5,1 - 5,4%/năm. Hay thời điểm cuối năm 2020, khách "VIP" có số tiền gửi lớn vài chục tỉ đồng sẽ còn thỏa thuận được lãi suất kỳ hạn 12 tháng lên 8%/năm thì nay chỉ dao động ở mức 6 - 6,2%. Như vậy, lãi suất tiền gửi đã giảm sâu chỉ trong vòng vài tháng gần đây.
Lãi suất sẽ còn giảm nữa hay không?
Với đà giảm sâu, câu hỏi của nhiều người đặt ra liệu lãi suất sẽ còn tiếp tục giảm nữa không? Theo TS Nguyễn Tú Anh - Ban Kinh tế Trung ương - có ít nhất 3 yếu tố ảnh hưởng đến tổng mức dư nợ tín dụng. Đó là kỳ vọng về sự phát triển của nền kinh tế, khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và người dân, lãi suất. Hiện nay kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mặc dù có bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài nhưng cơ bản vẫn vững, đầu tư nước ngoài vào trong nước vẫn liên tục gia tăng. Yếu tố tiếp cận tín dụng hiện nay bị ảnh hưởng bởi thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Khi các sản phẩm bất động sản không sạch về yếu tố pháp lý, hoặc khả năng thanh khoản của các tài sản này kém thì các sản phẩm này rất ít khi được chấp nhận làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay.
Tại Việt Nam, khoảng 70% tài sản đảm bảo là bất động sản. Do đó khi thị trường này có vấn đề thì việc tiếp cận tín dụng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Tương tự thị trường trái phiếu doanh nghiệp là nơi cung cấp nguồn vốn cơ bản, dài hạn cho các dự án lớn, khi có nguồn vốn này thì ngân hàng mới có điều kiện cấp tín dụng bổ sung, và thường là ngắn hạn, cho các doanh nghiệp hoàn thành dự án. Khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị suy giảm thì tín dụng cũng sẽ giảm theo.
Nếu hai yếu tố trên không thay đổi thì yếu tố lãi suất sẽ đóng vai trò quyết định. Trên thực tế, các ngân hàng trung ương thường cố gắng duy trì một mức lãi suất cho vay trên thị trường ở mức tối ưu nhất, tại mức lãi suất này nền kinh tế sẽ sản xuất ở mức sản lượng tiềm năng. Lãi suất này được gọi là lãi suất cân bằng thực (Equilibrium real interest rate). Nhưng đây là lãi suất lý thuyết vì không ai có thể xác định chắc chắn nó mà chỉ có thể ước lượng. Các Ngân hàng trung ương cố gắng duy trì mức lãi suất trên thị trường sát với lãi suất cân bằng thực. Nếu lãi suất giảm mà không ảnh hưởng đến lạm phát có nghĩa là lãi suất trên thị trường đang cao hơn lãi suất cân bằng thực, ngược lại nếu lãi suất giảm mà làm tăng lạm phát thì lãi suất đã cao hơn mức cân bằng thực.
TS Nguyễn Tú Anh nhấn mạnh: tại Việt Nam, lạm phát thường ở mức thấp khi xoay quanh 4%/năm. Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và nhờ đó lãi suất cho vay từng bước giảm. Tuy nhiên lạm phát cũng có xu hướng giảm xuống, điều này cho thấy lãi suất trên thị trường vẫn còn cao hơn lãi suất cân bằng thực. Bước sang năm 2024, giá nguyên liệu nhập khẩu và giá năng lượng nói chung như xăng dầu cũng được dự báo giảm do nhu cầu đi xuống. Điều này tạo thuận lợi khiến áp lực lạm phát của Việt Nam không cao. Do đó dư địa để giảm lãi suất trên thị trường vẫn còn. Ngân hàng Nhà nước vẫn có thể tiếp tục giảm lãi suất điều hành và từ đó lãi suất trên thị trường vẫn có thể giảm thêm.
Tuy nhiên, PGS - TS Nguyễn Hữu Huân - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM - lại tỏ ra thận trọng hơn khi cho rằng lãi suất sẽ đi ngang ở mức hiện tại từ nay đến cuối năm. Sang đầu năm 2024, lãi suất có thể tăng nhẹ trở lại. Bởi tình trạng dư thừa tiền của các ngân hàng sẽ không thể kéo dài. Một phần do nhu cầu về vốn từ nay đến cuối năm sẽ gia tăng nên vẫn phải duy trì mặt bằng lãi suất để hút tiền gửi từ người dân. Bên cạnh đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã giảm về gần 0% cho thấy tình trạng đình trệ của nền kinh tế. Lãi suất quá thấp cũng không phải là điều tốt mà có nguy cơ dẫn đến khả năng kinh tế giảm phát. Hơn nữa, việc giảm lãi suất tiền gửi xuống thấp hơn nữa thực sự không có nhiều tác dụng cho nền kinh tế. Bởi hiện tại lãi suất đầu vào đã giảm mạnh nhưng lãi suất đầu ra vẫn còn cao. Điều đó phụ thuộc vào nhiều lý do khác nhau.